Tháp quản lý sản phẩm

Chúng ta cùng tìm hiểu về tháp quản lý sản phẩm - Product Management Tower.

Tháp quản lý sản phẩm là gì?

Product Management Tower là một tháp để chúng ta dễ hình dung ra các yếu tố để tạo một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Các bạn tải file excel mẫu ở đây >>

Nhiệm vụ của chúng ta khi tạo sản phẩm là tìm được market-fit của nó.

Product/market fit: Được dịch từ tiếng Anh - Phù hợp với sản phẩm / thị trường, còn được gọi là phù hợp với thị trường sản phẩm, là mức độ mà một sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường mạnh mẽ. Wikipedia (tiếng Anh)

Chi tiết về tháp quản lý sản phẩm

Hình trên là tháp quản lý sản phẩm, một team product cần tạo ra sản phẩm chuẩn đi từ hai phía khách hàng và điểm mạnh của mình. Biết mình – biết thị trường – chọn đúng thị trường là bước đầu tiên để lựa chọn ra sản phẩm cần chế tạo hoặc nhập bán.

  • Target Market: Đây là thị trường mục tiêu mà thương hiệu nhắm đến (thường là ngành) => có đủ lớn, có tương lai, có am hiểu không

  • Segmentation: Chọn phân khúc => Bán cho đại lý, bán cho hộ gia đình, bán cho người trẻ. Loại các phân khúc ko tồn tại hoặc không cung cấp được

  • Target Customers: Chọn tập khách hàng tiềm năng để phục vụ

  • User Persona (chân dung khách hàng): Xây dựng hồ sơ khách hàng gồm nhân khẩu + hành vi chi tiết. Đưa ra một số tập khách có cùng hành vi như: Mua online, Mua offline, biết đặt hàng online, không biết đặt hàng online, muốn nhanh, muốn rẻ, …

  • Nhu cầu về sản phẩm: Liệt kê các nhu cầu chung của khách và ngành

  • Underserved Needs (Pain Points); Product Market-Fit; Value Proposition:

    • Lựa chọn nhu cầu sát với khách hàng, nhu cầu đó chưa được phục vụ tốt bởi các đối thủ khác

    • Từ giá trị cốt lõi (định vị) của doanh nghiệp => khớp với các nhu cầu nóng của khách hàng => chọn ngách sản phẩm mà thị trường thực sự cần

    • Product Market-Fit rất quan trọng từ chiến lược kinh doanh đến design chi tiết sản phẩm, nó giúp loại bỏ các ý tưởng sản phẩm thừa

    • Value Proposition ngoài những giá trị của doanh nghiệp thì nó còn có giá trị giải quyết vấn đề của khách

  • Product; Feature set:

    • Sản phẩm gì phù hợp với khách hàng

    • Tính năng chi tiết của sản phẩm phù hợp với khách hàng

    • Ở đây có thể có 2 dòng sản phẩm cho người trẻ độc thân và người có gia đình

  • User Experience:

    • Tạo flow cho user (chuỗi trải nghiệm – điểm chạm của khách hàng)

    • Giải quyết vấn đề cho người dùng chứ không phải chỉ làm cho trải nghiệm tốt

  • User Interface; Front End; Back End: Bước còn lại là design giao diện và Code phần mềm (tương tự cho việc xây dựng sản phẩm, dịch vụ khác)

Nắm được các yếu tố trong tháp quản lý sản phẩm là chúng ta sẽ nắm được.

Last updated