Growth từ sản phẩm

Phần này chúng ta đề cập đến kiến thức thực hiện tăng trưởng từ làm sản phẩm.

Chúng ta đề cập đến hai ý chính để Growth từ chính sản phẩm.

Một là từ việc xây dựng một sản phẩm tốt, giải quyết được pain point khách hàng, có được market-fit chuẩn.

Hai là chúng ta tích hợp tính năng Growth Hacking vào sản phẩm luôn.

Xây dựng một sản phẩm tốt

Để xây dựng một sản phẩm tốt và có thể growth một cách tự nhiên nhờ khách hàng thực sự yêu thích chúng ta tìm hiểu lại tháp sản phẩm và đáp ứng trải nghiệm khách hàng ở các điểm chạm.

Những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ tạo hiệu ứng lan truyền tự nhiên, trích từ cuốn sách “Khởi thuật” của Guy Kawasaki. Rất thích hợp cho những ai đang làm Product Manager, cùng tìm hiểu nhé các bạn.

Sành điệu.

Sành điệu là đẹp, là hợp thời, là mang phong cách riêng và dễ lan truyền. Hiếm có công ty lại không muốn thiết kế những sản phẩm hay dịch vụ sành điệu. Tại sao Hãng Apple thiết kế máy nghe nhạc MP3 của mình phải sành điệu như của Hãng Ipod?

Hiệu quả.

Bạn không thể xây dựng một thương hiệu tồi. Bạn cũng không thể xây dựng thương hiệu cho một loại sản phẩm không ra gì. Cũng như không ai thèm nghe chương trình TiVo nếu nó không đem đến các màn trình diễn thú vị mà ai cũng muốn xem.

Riêng biệt.

Một sản phẩm có tính lan truyền rất dễ thu được sự chú ý và có khả năng tự quảng cáo. Rõ ràng là nó khác hẳn với cạnh tranh. Có ai nhầm lẫn nhãn hiệu Hummer với bất cứ loại xe đạp nào khác không?

Đột phá.

Sản phẩm có tính lan truyền còn mang tính đột phá nữa. Chúng có thể xua đi những tình huống tồi tệ. Nhưng chúng vẫn có tầm ảnh hưởng đối với mọi người.

Gây xúc động.

Một sản phẩm hoặc dịch vụ dễ lan truyền biết cách phóng đại niềm hy vọng và bằng cách này, nó làm bạn cảm thấy rất hài lòng. Đó là cách mà tôi đã cảm nhận về nhãn hiệu máy hút bụi Miele – Tôi lấy làm ngạc nhiên rằng nó làm việc rất năng suất mà hầu như không gây ra nhiều tiếng ồn.

Sâu sắc.

Với một sản phẩm dễ lan truyền thì bạn càng sử dụng nó bạn càng khám phá nhiều khả năng mới của nó. Quay lại ví dụ TiVo, nếu bạn muốn nhảy cách khỏi đoạn quảng cáo, nhấn chuỗi các nút sau: Chọn (Select), Chơi (Play), Chọn, 30, chọn. Sau đó, nhấn nút để bạn có thể theo dõi luôn phần sau của chương trình mà không phải xem quảng cáo. (Nút ®).

Tự thỏa mãn.

Mua một sản phẩm hay dịch vụ dễ lan truyền có thể khiến bạn có cảm giác mình đang tự thỏa mãn bản thân. Đó có thể là do nó đắt hơn các loại hàng hóa thay thế khác, nó sành điệu hơn, hoặc nó đem lại nhiều hơn những gì bạn muốn. Vì vậy, nó khuyến khích bạn chối bỏ những thứ tầm thường khác.

Dịch vụ hỗ trợ.

Cung cấp loại hình dịch vụ đạt tiêu chuẩn cũng có thể khiến một sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên dễ lan truyền. Một lần tôi làm vỡ một thiết bị y tế dùng để điều trị các bệnh về tai của mình. Nhà sản xuất, Medtronic Xomed, gửi đến cho tôi một thiết bị khác mà không phải chịu chi phí vận chuyển. Họ cũng sửa và gửi cho tôi sản phẩm đó trong cùng một ngày – và cũng không phải trả phí. Mà hôm đó lại là ngày lễ quốc gia. Cuối cùng, Medtronic còn thân thiện gửi cho tôi tên, địa chỉ thư điện tử và tấm ảnh kỹ thuật số của nhân viên kỹ thuật đã sửa cho tôi trên bao bì chuyển tới. Bạn nghĩ xem, tôi có nên đánh giá cao sản phẩm này hơn các sản phẩm cùng loại khác không?

Trên là các đặc điểm của sản phẩm dịch vụ tạo nên hiệu ứng lan truyền tự nhiên, hiện nay design product sẽ thêm một số đặc điểm khác để “viral loop” trong chính quá trình sử dụng (trải nghiệm) của khách để growth user (growth hacking), tuy nhiên nó không thể thay thế được các đặc điểm chính đã nêu trên.

Link gốc https://haunv.com/blog/tao-nen-mot-hieu-ung-lan-truyen-cho-san-pham/

Thực hiện Growth Hacking

Chúng ta tìm hiểu cách làm growth hacking ngay từ chính chức năng sản phẩm.

Nếu bạn thấy lúc chơi game đang vui mà bị hết lượt chơi, một popup yêu cầu chia sẻ để nhận lượt chơi hiện lên, bạn chia sẻ lên facebook và được nhận thêm lượt chơi mới. Thì đây là chức năng growth hacking trong sản phẩm.

Cụ thể các bạn xem link đã biên soạn ở phần Growth Hacking qua sản phẩm ở đây >>

Chúng ta sẽ đề cập đến các kiến thức sau:

  • Tư duy quản lý xây dựng sản phẩm và bản chất Growth Hacking

  • Hành trình điểm chạm khách hàng, phễu Marketing và Sale

  • Các loại hình và ví dụ Growth Hacking trong Sản phẩm

  • Data Analytics

Như vậy, chúng ta đã hình dung được việc thực hiện chiến lược Growth qua phát triển sản phẩm như thế nào.

Đây là phần rất quan trọng mà hầu hết các Marketer không có kiến thức, chúng ta nên tìm hiểu kỹ để có sự toàn diện nhằm xây dựng một chiến lược Growth bài bản nhất.

Last updated