Product Management
Phần này chúng ta đề cập đến cách quản lý, xây dựng sản phẩm làm sao để nó có thể tự Growth Hacking được.
Giới thiệu
Một sản phẩm kém và Growth tốt có thể sẽ để lại sự tai tiếng còn một sản phẩm tốt mà không biết tự Growth thì sẽ bị chôn vùi. Chúng ta sẽ bàn cách xây dựng sản phẩm tốt chất lượng và tốt cả cách thức tự nó Growth.
Đối với các sản phẩm công nghệ, quản lý sản phẩm (product management) là một điều không thể thiếu. Điều này nhằm mục đích tạo ra sản phẩm khớp với nhu cầu người dùng, PM (product manager) là đại diện cho khách hàng.
Product Manager kết hợp với Product Marketer để mô tả lên hành trình của người dùng và bên cạnh đó hiện thực hóa chiến lược kinh doanh đã soạn ra.
Growth Hacking & Product Management liên quan nhau về cái gì?
Đó là “Khách hàng” – cùng giải quyết bài toán hài lòng cho khách hàng về sản phẩm, Growth Hacking bản thân nó đã nằm trong các chức năng của sản phẩm rồi. Câu chuyện bây giờ chúng ta làm thế nào để nó rõ ràng ra hơn thôi.
Về mặt chiến lược, xây dựng sản phẩm cần có những điểm giá trị cốt lõi cần theo đuổi, qua đó PM giúp sản phẩm viral hay Growth Hacking một cách rất tự nhiên, xem cách Apple làm sản phẩm ở đây >>
Mặt khác về chiến thuật, Product Management mà cụ thể hơn theo phương thức Agile thì chúng ta xây dựng các thành phần chức năng của sản phẩm mà bản thân nó có tính năng Growth Hacking. Ví dụ tính năng share kết nối với người chơi cùng danh sách bạn bè trên zalo khi muốn chơi game thêm.Tháp quản lý xây dựng sản phẩm
Xây dựng sản phẩm chúng ta đi theo các chức năng, và ngoài chức năng chính của sản phẩm thì nó còn có chức năng của Growth Hacking và chức năng khác giúp cho digital marketing chạy thật tốt.
Thông qua OKRs, Agile/Scrum nhóm làm việc sẽ bắt đầu lên Plan để làm các việc này theo giai đoạn một cách rất nhịp nhàng. Cấu tạo của Team Product ở phía bên phải của hình trên, các thành viên sẽ chịu trách nghiệm để xây dựng một sản phẩm chất lượng.
Bây giờ chúng ta cùng đi cụ thể hơn vấn đề xây dựng sản phẩm có khả năng Growth Hacking qua các đề mục sâu hơn về Marketing.
Hành trình điểm chạm khách hàng, phễu Marketing và Sale
Một trong những công việc giao thoa nhau của Product Management và Growth Hacking là phác thảo hành trình điểm chạm của khách và qua đó xây dựng sản phẩm có UX làm thỏa mãn khách hàng.Hành trình điểm chạm của user
Đồng thời, với sự kết hợp giữa kinh doanh/marketing, design ux, technology để xây dựng được phễu chuyển đổi khách hàng từ tiếp xúc đến mua hàng.
Thông qua hành trình khách và phễu marketing/sale bộ phân Product sẽ lên các idea để xây dựng các chức năng hỗ trợ Growth Hacking. Chi tiết chúng ta sẽ đi vào chuyên mục sau.
Các loại hình Growth Hacking trong Sản phẩm
Sau đây tôi sẽ nêu một số ví dụ thực tế của Growth Hacking trong chính sản phẩm công nghệ như phần mềm SaaS, App, Web service.
1) Tính năng sử dụng thói quen và hành vi người dùng
Hệ thống mạng lưới bạn bè của Zalo: Hệ thống mạng lưới đa phần được sử dụng nhờ tính liên kết xã hội của mỗi người, Zalo có chức năng add danh bạ điện thoại lên để tìm và kết nối bạn bè.
Hệ thống mạng lưới bạn bè của Facebook, Insta, … Các mạng xã hội này có chức năng khá giống Zalo cho phép nhập và kết nối bạn bè từ các nguồn danh bạ. Ngoài ra, họ còn có một hệ thống gợi ý kết bạn – recomment rất hiệu quả (hệ thống này sử dụng machine learning).
Chức năng API comment trên website, chat messenger trên website của Facebook cũng là một dạng mở rộng để phủ khả năng hiện diện trên internet, một dạng mở rộng của platform rất hay được áp dụng.Tính năng nhúng vào website và chia sẻ của Youtube
Google với các ứng dụng sử dụng cùng một tài khoản, tạo thành mạng kết nối đa app mà người dùng không cần sử dụng nhiều tài khoản. Ví dụ google growth hack người dùng chrome và gmail cũng là một ví dụ kinh điển về tính sử dụng nền tảng chung.
Tính năng nổ thông báo notification trên màn hình điện thoại của Facebook là một dạng tạo thói quen vào ứng dụng liên tục, thông báo gợi ý tât cả các nội dung mới, tương tác bạn bè, … để kéo phát triển mạng lưới user.
2) Tính năng sử dụng đánh vào tiền
MoMo có chương trình giới thiệu bạn bè để nhận tiền vào tài khoản, Lazada ngày xưa tặng 50k cho tài khoản mới để mua sắm, tặng các voucher khi mua thêm đơn hàng.
Paypal là ông tổ của chức năng này khi họ tặng tiền cho user khi giới thiệu user mới, sau đó Dropbox và Airbnb là các đơn vị tặng tiền cho user khi có user mới active hoặc mua gói dịch vụ, booking, …
Tính năng Affiliate của Amazon và các website thương mại điện tử giúp viral link một cách tự nhiên trên các website và internet tạo kênh tự động chia sẻ và kéo traffic về website.
Các web thương mại điện tử ở Việt Nam giờ đang sử dụng mạng Affiliate như một kênh chính thức để kéo traffic về.
3) Các web và app SaaS
Ladipage có chức năng Affiliate để kéo người dùng, rất nhiều bloger viết và chia sẻ từ đó tạo nguồn nội dung và sự hiện diện lớn.
Beeketing với các ứng dụng miễn phí để thu hút user sử dụng sản phẩm và đưa vào phễu marketing/sale.
Hubspot với chương trình Affiliate kéo traffic một cách tự nhiên.
Đa phần các ứng dụng SaaS sẽ đánh vào lượt dùng hoặc dung lượng sử dụng, hoặc là chức năng kiếm tiền affiliate.
4) Game
Từ chức năng share khi thắng lên social để khoe thành tích chơi của game thủ đến share và kết nối bạn bè để thêm lượt chơi.
Các chức năng này đi theo hành trình của người dùng và tâm lý của user tại thời điểm tương tác đó.
Về cơ bản, Growth Hacking sẽ đánh vào đúng thời điểm gay cấn của người dùng, qua đó kích thích tương tác chia sẻ và kết nối.
Tùy vào loại hình sản phẩm mà chúng ta xây dựng, các chức năng sản phẩm chứa Growth Hacking sẽ được xây dựng song song theo phễu và chuỗi trải nghiệm của người dùng trên App/Web.
Đến đây chắc các bạn đã biết cách thức làm chức năng Growth Hacking ngay trong sản phẩm App/Web rồi đúng không? Hãy tải game, nghiên cứu các ứng dụng SaaS và các Web App ecomerce nhiều hơn để học hỏi cách họ làm nhé.
Data Analytics
Sự kết hợp của Marketing, hành vi – Tools, công nghệ – Data Sciences tạo nên Growth Hacking và do đó chúng ta không thể bỏ qua Data Analytics trong quá trình làm Product được.
Chúng ta cần thu thập dữ liệu và làm sản phẩm tốt hơn để phục vụ người dùng, như chắc năng recomment sản phẩm trên amazon được machine learning xử lý tăng tỷ lệ của cross sale dẫn đến tăng doanh số.
Dữ liệu sẽ được lấy theo phễu marketing và hành trình khách hàng mà chúng ta thiết kế từ đầu, người làm dữ liệu sẽ phối hợp với team làm sản phẩm xây dựng các bảng thống kê và các thuật toán xử lý dữ liệu để ứng dụng tự động nó vào các chức năng của sản phẩm.
Đồng thời người làm phân tích dữ liệu sẽ nghiên cứu để đưa ra các insight và báo cáo lại cho bộ phận marketing/sale, qua đó họ tính toán để scale up quy mô tăng tưởng hay điều chỉnh chiến thuật Growth Hacking theo thực tế.
Một nửa của data analytics sẽ ở bài tiếp theo khi chúng ta nghiên cứu Growth Hacking ở trên các kênh digital bên ngoài sản phẩm chính. Nhưng về cơ bản, tư tưởng để đi vào data analytics là tương tự.
Hi vọng bài học giúp các bạn có được hệ thống kiến thức cơ bản trước khi đi vào xây dựng một sản phẩm, website app có tích hợp chức năng Growth Hacking tốt từ đầu.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại ở bài tiếp theo!
Last updated