Chiến lược Quản trị

Ở phần này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi: Thiết kế một team/cty tăng trưởng vượt trội như thế nào?

Giới thiệu

Cốt lõi của Growth Hacking ở động lực tăng trưởng, thường các Cty có một team chuyên phụ trách làm việc này, tuy nhiên ở các công ty tăng trưởng vượt bậc thường họ thiết kế cả công ty theo văn hóa – giá trị cốt lõi – cơ cấu theo dạng tăng trưởng luôn.

Facebook đã từng có một team chuyên làm vậy và sau này kéo cả công ty đi theo, ở Việt Nam Vingroup đã đổi lại câu khẩu hiệu là “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” đấy thôi. Với tốc độ thay đổi môi trường kinh doanh và công nghệ hiện nay, để luôn có sự đột phá về sản phẩm và thị trường, cần có một chiến lược quản trị mới thích ứng.

Chúng ta sẽ đi sâu vào các phần: Chiến lược cạnh tranh lựa chọn; Chiến lược kinh doanh theo phong cách Á Đông; Quản trị động lực làm việc cao và Văn hóa tổ chức theo đuổi; Ứng dụng OKRs và Agile/Scrum; Hệ phi tuyến tính, lợi thế đặt cược thử đúng/sai và Data Driven.

Chiến lược cạnh tranh được lựa chọn

Cần có một chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi, ở đây tôi sẽ chú trọng vào các công ty về công nghệ hơn.

Có một số định hướng chiến lược theo đổi như sau:

  • Thương hiệu – thiết kế – trải nghiệm: Của thương hiệu Apple

  • Hiệu ứng mạng lưới: Mạng kết nối bạn bè của Facebook

  • Quy mô lớn: Hồ sơ nhân sự của Linkedin

  • Độc quyền tự nhiên về Công nghệ: Google Search, Android, Microsoft Office

Thậm chí một số công ty còn đi theo cả 4 định hướng trên để xây dựng chiến lược cạnh tranh làm thế nào để tạo thành một sự “Độc quyền toàn diện”, qua đó họ thu được lợi nhuận cao trên sản phẩm nhờ bao phủ phân khúc thị trường.

Cụ thể hóa của chiến lược này, vì sao nó là cốt lõi của việc tăng trưởng? các bạn đoc thêm nội dung này nhé: Tạo nên một hiệu ứng lan truyền cho sản phẩm.

Tóm lại: Muốn Growth Hacking tốt thì cốt lõi vẫn là sản phẩm tốt đã, sản phẩm tốt khi quản trị và chiến lược tốt.

Chiến lược kinh doanh theo phong cách Á Đông

Phần này rất thú vị để đưa vào bài viết, chúng ta có thể hình thành một cơ cấu doanh nghiệp dựa trên mô hình này. Tôi xin phép chia sẻ hình ảnh như sau:

  • Đạo có thể coi là giá trị cốt lõi và sứ mệnh mà Cty tập trung vào, cty sinh ra để làm gì? có lý do đủ lớn không?

  • Thiên có thể coi là xu hướng chính trong 10-30 năm nữa là gì?

  • Địa có thể coi là thị trường, khách hàng mà chúng ta tập trung vào

  • Tướng là những lãnh đạo, quản lý, người tài mà bạn có

  • Pháp là cơ chế, phương pháp, luật lệ để thực hiện

Các bạn có thấy tư tưởng này trong quyển sách “Bí quyết ra quyết định cho nhà lãnh đạo” của CEO SoftBank Masayoshi Son.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một nhà Quân sự, Chính trị lỗi lạc của Việt Nam chúng ta, trong quyển “Binh thư yếu lược” chắc là quyển sách về quản trị hay nhất mà tôi đọc được.

Liên hệ với phương Tây, các bạn có thể xem “golden circle” của tác giả Simon Sinek, một diễn giả rất nổi tiếng về lãnh đạo, quản trị.

Tóm lại một lần nữa, muốn xây dựng những sản phẩm tốt và khả năng chiếm lĩnh thị trường chúng ta cần team tốt và khả năng lãnh đạo tốt; lãnh đạo tốt nhờ sứ mệnh và triết lý tốt, qua đó có văn hóa tốt. Tôi sẽ trình bày cụ thể hơn vào các phần tiếp theo.

Quản trị động lực làm việc cao và Văn hóa tổ chức theo đuổi

Điều thú vị thứ ba mà tôi muốn chia sẻ la về “Quản Trị”, “Quản Lý” và “Văn hóa” của tổ chức. Tương tự như hai mục ban đầu, nó cũng là nền tảng để thiết kế một team/cty tăng tưởng đột phá.

Đầu tiên: Quản trị khác quản lý, quản trị thiên về chiến lược còn quản lý thiên về chiến thuật thực hiện.

Để có thể Growth Hacking, bạn không thể quản lý theo KPI tăng 10-20% mục tiêu, bạn cần tăng x5 hay x10 lần. Mà nó tăng về cả chất lượng sản phẩm lẫn các mục tiêu kinh doanh hay marketing.

Để có thể truyền lửa cho đội sản phẩm làm sản phẩm tốt x10 lần, bạn cần thổi sự đam mê động lực cực lớn cho họ, tốt hơn 20% không giải quyết được vấn đề cạnh tranh và dễ dàng bị san bằng.

Và một khía cạnh quan trọng khác đó là Văn Hóa của team/Cty, chính văn hóa là thứ động lực vô hình kéo cả team đi theo mà không cần quản lý gì cả. Chính văn hóa cũng là thứ để bạn có thể dùng các công cụ quản lý tăng thêm năng suất.

Vậy tựu chung lại, thiết kế một công ty tăng trưởng cao là thiết kế một văn hóa mà mọi người đều có động lực cao nhờ được quản trị tốt. Quản trị tốt là sắp xếp đúng người làm đúng việc đúng thời điểm. Nó mang tính chiến lược rất cao để tiết kiệm nguồn lực và tạo năng suất cao nhất.

Văn hóa tốt là nhờ thói quen tốt, hãy thiết kế cơ chế tự động cho các thói quen tốt trong team hay Cty của bạn nhé!

Ứng dụng OKRs và Agile/Scrum

Okrs, Agile/Scrum thường được sử dụng trong các Cty công nghệ và cá team làm sản phẩm. Tôi cũng đã sử dụng linh hoạt các ưu điểm của phương thức trên cho các team về kinh doanh và marketing, nói chung là rất tốt.

Vì sao team bạn lại nên sử dụng OKRs và Agile/Scrum?

Với OKRs: Đây là một phương thức và là cách đặt mục tiêu siêu cao, để có thể làm sản phẩm tốt x5, x10 lần thì đây một sự lựa chọn tuyệt vời. OKRs được thiết kế cho mục đích này. Tìm hiểu thêm về OKRs ở đây >>

Còn Agile/Scrum thì sao?

Đây là phương thức được sử dụng để làm sản phẩm “linh hoạt” hạn chế khả năng bị lỗi và rất thực tế với tình hình hiện tại. Với cơ chế như vậy, Agile/Scrum nên được sử dụng để đưa ra Plan làm việc hiệu suất cao.

Nếu như ngày xưa bạn làm xong sản phẩm đóng gói gửi khách hàng thì bây giờ bạn làm theo từng phần và tương tác liên tục với khách hàng. Agile gắn với chiến lược và giá trị cốt lõi mà công ty theo đuổi, chính là kim chỉ nam để tất cả các thành viên cty dưa vào đó để làm việc và có các idea ý tưởng.

Đây cũng là bộ kỹ năng công việc mà tôi đánh giá là kỹ năng của tương lai, khi mà quá trình thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường diễn ra chóng mặt.

Tôi sẽ có một chuỗi bài viết cụ thể về Agile/Scrum để hướng dẫn các bạn chưa biết sau. Các bạn tìm hiểu về Agile/Scrum tại đây >>

Hệ phi tuyến tính, lợi thế đặt cược thử đúng/sai và Data Driven

Đề mục cuối cùng trong bài viết này là về Data Driven, vì sao lại là nó?

Thực tế cho thấy, Digital là số hóa và đó là cách thức sử dụng dữ liệu để làm sản xuất kinh doanh. Nhưng có một chiến lược về Data Driven thì ở Việt Nam ít sử dụng. Ở Việt Nam gần đây mới bắt đầu sử dụng data sâu hơn trong lĩnh vực Digital Marketing, một phần vì trên Market Place có nhiều Cty với mật độ cạnh tranh cao, để hoạt động tốt không có cách khác là phải làm Data Driven.

Data Driven có liên quan gì đến hệ phi tuyến tính?

Tôi ví dụ: Khi chúng ta chạy ads facebook, chiến dịch đang chạy tốt và đơn hàng về đều đều. Bỗng Face thay đổi thuật toán, quét acc và bạn bị đánh điểm chất lượng thấp, phân phối ads khó hơn và bạn bị lỗ. Bạn làm thế nào bây giờ?

Trên nền tảng internet hiện tại, bạn không thể biết được rủi ro chạy đến với bạn khi nào, do đó bạn cần một cách để biến cái phi tuyến tính không thể quản lý qua cái tuyến tính đó là test A/B và nó cũng là bạn tìm ra lợi thế đặt cược thử đúng/sai và chính là Data Driven.

Data Driven là tên gọi mà đó là cách bạn sử dụng dữ liệu để có thể chạy các hoạt động kinh doanh, marketing đem lại lợi ích lớn.

Đối với hoạt động Growth Hacking, nó giữ vai trò rất quan trọng, trước khi scale up quy mô quá trình testing phễu mô hình diễn ra để biết được chiến thuật đi theo là gì? và từ đó mới bắt đầu tăng ngân sách để chạy phễu.

Ngoài ra, các team/cty dùng Data Driven để không bị rối trong quá trình hoạt động, đơn giản cứ thế là làm nếu tốt các chỉ số. Các thành viên cũng được trao quyền một cách triệt để, đúng với quản trị tốc độ làm việc cao. Phễu Marketing Sale thể hiện theo Flow user thực ra được xây dựng theo Data Driven.

Tôi muốn đưa phần Data Driven vào chiến lược của Team/Cty và coi nó là một giá trị cốt lõi theo đuổi, để làm được điều này cần có sự thống nhất ban đầu về văn hóa và nội quy làm việc. Đơn cử như việc testing A/B với các mẫu Ads hay design dành cho Marketing. Từ các việc nhỏ nó thể hiện chính những chiến lược mà chúng ta đã theo đuổi.

Như vậy, tôi đã trình bày xong bài viết thứ 2, phần này mang tính chiến lược và quản trị nhiều song nó lại là nền tảng để chúng ta có thể đi lâu dài và qua đó coi Growth Hacking là một công việc hàng ngày rất đối bình thường với team làm sản phẩm cũng như Digital Marketing.

Hen các bạn ở bài viết tiếp theo!

Last updated