Đăng nội dung và Onpage

SEO #7: SEO Onpage nội dung sau xuất bản.

A. Khái quát về Onpage SEO Website

Phần xuất bản nội dung như thế nào chúng ta không bàn sâu vào. Chúng ta tập trung vào check Onpage SEO các nội dung đã xuất bản.

Các nội dung cần SEO từ lớn đến bé gồm: Tất cả các trang page web; hompage, danh mục; landing page, pre landing page; post news, blog.

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về Onpage SEO:

1. Onpage SEO là gì?

Onpage SEO là quá trình tối ưu page web trước và sau khi xuất bản nhằm kiểm tra độ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Tùy phân chia công việc mà Onpage có thể chỉ riêng mỗi nội dung hoặc tổng thể Onpage website. Tức là có cả phần Operation ở bài trước đã bàn qua.

Do đã tìm hiểu về phần Operation – vận hành ở phần trước nên chúng ta tập trung vào việc Onpage nội dung là chủ yếu.

2. Vì sao cần Onpage?

Onpage là một việc bắt buộc trong SEO vì hai vấn đề cần quan tâm chính.

Một là để tối ưu nội dung website làm sao cho nó đáp ứng được nhu cầu của Google và của người dùng.

Hai là Onpage như một quá trình kiểm tra lại sau khi tạo nội dung, là checklist để kiểm soát chất lượng.

3. Khi nào cần Onpage?

Onpage được thực hiện ngay lúc tạo website và các web page, đặc biệt lúc tạo nội dung đăng website.

Ngay sau khi xuất bản nội dung thì cần kiểm tra Onpage lại một lần nữa xem đã đạt yêu cầu hay chưa.

4. Onpage như thế nào?

Chúng ta trực tiếp kiểm tra Onpage theo checklist tiêu chuẩn đã lên. Các bạn có thể xem checklist ở đây >> (sheet Onpage thuộc SEO Plan)

Theo đó chúng ta rà soát và kiểm tra, nếu chưa đạt yêu cầu thì chúng ta chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp.

5. Ai là người thực hiện Onpage?

SEOer và Copywriter chính là hai nhân sự cần trực tiếp kiểm tra Onpage nội dung website.

Trong điều kiện không chỉnh sửa được thì trực tiếp nhờ kỹ thuật trợ giúp các mảng khó.

B. Hướng dẫn Onpage SEO từng bước

Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn Onpage SEO theo từng bước trong checklist của chúng ta.

Các bạn có thể xem checklist ở đây >> (sheet Onpage thuộc SEO Plan)

1. Yếu tố URL

Yếu tố đầu tiên có độ ảnh hưởng rất lớn đó là URL. Google đã đề cập yếu tố này nhiều lần.

Yêu cầu:

  • Ảnh hưởng lớn nhất trong SEO Onpage: Url tốt Google dễ lưu trữ và người dùng dễ nhận diện.

  • Không chứa ký tự đặc biệt, chứa từ khóa không dấu và dấu “-” ngăn cách

  • Ngắn gọn (1-5 từ khóa). Ví dụ https://haunv.com/blog/onpage-content-seo/; không nên quá dài mà chỉ cần vừa đủ. Dài quá sẽ rối mắt.

  • Chứa từ khóa chính lượng search cao nhất: Url cần chứa từ khóa chính cần SEO; ví dụ như Thegioididong.com/dtdd/samsung-galaxy-note-10-plus

  • Có nghĩa: Url có từ khóa đọc phải có ý nghĩa để hình dung

  • Liên quan đến bài viết: Từ khóa trong Url là yếu tố chính để triển khai nội dung bài viết

Công cụ kiểm tra

  • Có thể dùng SEOquake để kiểm tra Onpage tổng nội dung và URL

  • Bạn cũng có thể tự kiểm tra qua tiêu chí trên

Ví dụ: kiểm tra url trên SEOquake

Khi check URL trên SEOquake mà có tick xanh là đã đảm bảo mặt kỹ thuật. Về mặt từ khóa và ngữ nghĩa chúng ta cần tự check.

2. Title – tiêu đề nội dung

Yếu tố thứ hai rất quan trọng là Title – thẻ tiêu đề nội dung của page/post bất kỳ.

Yêu cầu:

  • Chứa từ khóa chính lượng search thứ 2 (sau url), khoảng 12 từ: Đây có thể là từ khóa dài phát triển từ từ khóa ban đầu.

  • Không chứa từ khóa chỉ dùng 100% như từ khóa url: Do chứa nhiều từ hơn nên có thể viết dạng kích thích và ngữ nghĩa hơn.

  • Từ khóa ở đầu vị trí chuỗi title: Từ khóa nên ở đầu chuỗi title như “Samsung Galaxy Note 10+ | Giá rẻ, chính hãng, nhiều khuyến mãi”

  • Không nên giống Heading 1: Thẻ Heading 1 thông thường sẽ giống tiêu đề nội dung title, chúng ta nên chỉnh sửa cho Heading 1 khác đi.

  • Càng nhiều từ khóa càng tốt nhưng cần tự nhiên: có thể chứa nhiều từ khóa nhưng không nhồi nhét mà phải có bối cảnh tự nhiên.

  • Có tên nhãn hiệu/thương hiệu: Nếu có tên nhãn hiệu thương hiệu thì càng tốt

  • Thể hiện được nội dung domain và thư mục cha: Title cần thể hiện được nội dung chính và thư mục gốc: Ví dụ samsung trong mục điện thoại.

  • Viết hướng nội dung hữu ích cho người dùng: Tất nhiên tối ưu Title là cho người dùng đọc và click vào web, vậy nên nó phải hướng đến lợi ích của họ.

Công cụ kiểm tra:

  • Dùng SEOquake để check như yếu tố URL, tick xanh là đảm bảo kỹ thuật.

  • Các yếu tố khác chúng ta cần tự kiểm tra

3. Meta Description

Tiếp theo chúng ta đến với yếu tố thứ ba là Meta Description. Đây là thẻ mô tả nằm trong phần code html của web page.

Khi google vào đọc code lấy thông tin thì sẽ nhận được. Yếu tố này bây giờ không còn quan trọng như trước.

Yêu cầu:

  • Khoảng156 ký tự

  • Tối ưu CTR (tỷ lệ chuyển đổi click) bằng cách viết hớp dẫn, kích thích

  • Có chứa từ khóa nhưng không nhồi nhét

Công cụ kiểm tra:

  • Dùng SEOquake để check như yếu tố URL, tick xanh là đảm bảo kỹ thuật.

  • Các yếu tố khác chúng ta cần tự kiểm tra

4. Heading – thẻ tiêu đề phụ nội dung

Heading là các thẻ từ H1-H6… tương tự như trong Word Office, thường dùng để phân mục lục cho nội dung.

Dây là yếu tố rất quan trọng trong SEO cần phải tối ưu kỹ.

Yêu cầu:

  • Chứa từ khóa liên quan trọng điểm (lượng search thứ 3)

  • Bao hàm nội dung bài viết / page

  • Chỉ 1 heading 1 duy nhất; nhiều sẽ khiến Google bối rối

  • Khác với title và URL

Công cụ kiểm tra:

  • Dùng SEOquake để check như yếu tố URL, tick xanh là đảm bảo kỹ thuật.

  • Các yếu tố khác chúng ta cần tự kiểm tra

Ví dụ: Chúng ta xem nội dung kiểm tra trên SEOquake của links thegioididong

5. TOC (Table of Content – mục lục)

Đây là phần mục lục ở đầu mỗi phần nội dung, thông thường là ở trong các bài news/blog cần có.

Nó giúp người dùng đọc nội dung để nắm các ý và điều hướng nhanh đến các nội dung cần thiết.

Đối với Google thì nó giúp cấu trúc nội dung được rõ ràng, và đặc biệt quan trong trọng trong việc xây dựng nội dung chuyên sâu.

TOC sẽ đi theo phần Heading để thống kê lại, nếu website chưa có chức năng này thì chúng ta yêu cầu bộ phận kỹ thuật trợ giúp để tạo.

Ví dụ: Phần mục lục đầu bài blog này

Trong wordpress thì chúng ta dùng plugin “Table of Contents Plus” để cài tự động cho các bài post, page web.

6. Style từ khóa nhấn mạnh

Style từ khóa là việc chúng ta thực hiện: Bôi đậm, in nghiêng, đổi màu, ngạch chân,… để từ khóa được nổi bật lên.

Các vấn đề style và phân bố từ khóa như sau:

  • In đậm các từ khóa SEO

  • Mật độ từ khóa chính (từ khóa đc chọn) 1-3%

  • Phân bố đều từ khóa chính ở tóm tắt, heading, thân bài, kết bài

  • Phân bố các từ khóa ngữ cảnh, từ khóa gần, đồng nghĩa

  • Nội dung tự nhiên, không nhồi nhét từ khóa

7. Từ khóa ngữ nghĩa Semantic Keywords

Phần nội dung chứa các từ khóa rất quan trọng với SEO lúc này. Chúng ta tìm hiểu lại qua bài số 2: Từ khóa ngữ nghĩa Semantic Keywords

Ví dụ: Các thông số kỹ thuật trên thegioididong

Chúng ta sẽ phải tự kiểm tra xem nội dung page web có các từ khóa ngữ nghĩa để mô tả cho chủ đề chính hay không.

8. Từ khóa ẩn nhu cầu Phantom Keywords

Tương tự phần từ khóa Semantic, từ khóa ẩn theo nhu cầu Phantom cũng là phần được Google yêu cầu.

Chúng ta xem lại từ khóa Phantom là gì: “Từ khóa ẩn về nhu cầu Phantom Keywords

Đại ý chúng ta có thể hiểu: Một nội dung cần đi theo hướng có ích với người dùng, tức là nó cần có các câu hỏi và vấn đề được giải quyết của họ.

Ví dụ: Trong nội dung có câu hỏi: SEO Onpage là gì? và chúng ta trình bày nội dung để giải thích.

Ngoài ra, trên website có phần bình luận và hỏi đáp thì sẽ được Google đánh giá rất cao.

Phần này chúng ta sử dụng một chút kỹ thuật để đưa mã schema – định nghĩa dữa liệu câu hỏi để Google hiểu.

9. Số lượng chữ, độ chuyên sâu của nội dung

Tiếp theo chúng ta đến với phần số lượng chữ và độ sâu của nội dung. Đây cũng là một phần rất quan trọng để Google đánh giá nội dung.

Yêu cầu:

  • Đối với bài viết >=1.300 chữ (cái này cần so sánh với đối thủ và dạng bài viết để có chiến thuật tạo nội dung)

  • Từ 2.000 chữ trở lên để có tính chuyên sâu hơn; đặc biệt từ 4.000 – 5.000 chữ thì sẽ rất tốt

  • Chúng ta sử dụng các Heading từ 1-6 để tiếp tục phân bổ nội dung

  • Viết tự nhiên và sử dụng ngữ cảnh, từ khóa ngữ nghĩa

  • Đối với trang danh mục/landingpage cần tối ưu UX, UI và nên có >=500 chữ

Công cụ kiểm tra:

  • Chúng ta sử dụng các công cụ đếm số từ trên internet

  • Các yếu tố khác tự kiểm tra

10. Hình ảnh, Video, Audio

Phần ảnh, video, audio hiện tại được Google khuyến khích rất nhiều. Ví dụ như chức năng Stories video khoảng 7s đã được Google hiển thị.

Yêu cầu:

  • Đặt tên cho ảnh (vd: hoc-marketing.jpg)

  • Thêm mô tả (meta) ảnh trước khi upload

  • Thêm mô tả ALT ảnh

  • Không nhồi nhét từ khóa

  • Tốc độ load nhanh

  • Kích thước chuẩn, nén ảnh

  • Dùng định dạng PNG, JPG hợp lý

  • Nên có ít nhất 1 video (có thể link từ youtube)

Công cụ kiểm tra:

  • Sử dụng SEOquake để kiểm tra có thiếu thẻ mô tả Alt ko?

  • Các yếu tố khác tự check

11. Readability tính thân thiện dễ đọc

Đây là phần khá quan trọng để tối ưu trải nghiệm đọc của người dùng. Google quét nội dung và xem phân nố có phù hợp không.

Mặt khác Google có thể kiểm tra được tỷ lệ thoát page, thời gian đọc page để xem nội dung có ích hay không.

Yêu cầu:

  • Sự phân bố tiêu đề phụ: Đầy đủ và phù hợp – các thẻ heading H1-6

  • Độ dài đoạn văn: Đoạn văn gồm nhiều câu và không quá dài.

  • Độ dài của câu: Câu không quá dài

  • Cỡ chữ nên to từ 16px trở lên

  • Font chữ nên dễ đọc

  • Cách viết nên đơn giản dễ hiểu và có cốt truyện càng hay

Công cụ kiểm tra:

  • Nếu dùng Yoast SEO trong wordpress thì có thể kiểm tra được luôn

  • Từ kiểm tra các yếu tố khác

Đoạn trích được Google đề xuất lên vị trí số 0 khi người dùng seach. Có một số tiêu chí để được đề xuất dạng này.

Yêu cầu:

  • Đoạn trích được xuất hiện khi top từ khóa SEO cao

  • Thông tin chính xác, tương đồng

  • Đi theo dạng nội dung: so sánh, định nghĩa, cách làm

  • Bổ sung độ trust qua nhận xét khách hàng, rating

  • Sử dụng dữ liệu cấu trúc và schema để Google hiểu

Chúng ta xem thêm hướng dẫn của Google ở đây: Featured snippets and your website

Liên kết nội bộ là các liên kết để tạo nên sự liên quan giữa các nội dung và định nghĩa từ page cho đên website.

Trước khi viết nội dung chúng ta lên sơ đồ các nội dung cần viết và bổ sung links chéo cho nhau như thế nào.

Thông thường từ khóa chinh sẽ để ở trang cần SEO và các từ khóa khác sẽ là các dạng nội dung bổ trợ để links về mô tả cho trang SEO chính.

Qua phần SEO Links ở bài tiếp theo tôi sẽ mô tả phần này rõ hơn. Còn bây giờ chúng ta chỉ cần biết xem đã có cấu trúc links hay chưa.

Các điểm cần chú ý là:

  • Links nội bộ đã tối ưu theo phễu chuyển đổi

  • Menu và sidebar đã tối ưu theo cấu trúc Silo

  • Link đã đi theo dòng chảy sức mạnh URL

Để kiểm tra chúng ta có thể dùng SEOquake để check.

Tương tự phần links thoát ra ra ngoài chúng ta cũng cần kiểm tra lại xem đã tốt hay chưa.

Các điểm cần lưu ý là:

  • Links liên kết cần có nội dung tương đồng với web/content của mình

  • Cung cấp nội dung hữu ích cho người dùng

  • Tạo ra sự tự nhiên trong nội dung – Google rất thích điều này

  • Có No-do-follow trong links hay không

Chúng ta dùng SEOquake để kiểm tra các links thoái ra ngoài.

Tôi cũng sẽ trình cụ thể hơn bày phần Links này ở bài học tiếp theo.

15. Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là phần tiếp theo chúng ta cần kiểm tra. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất Google đánh vào.

Yêu cầu:

  • Tốc độ nên ở 1-2s; trên 3 giây khách sẽ thoát 50%

  • Tối ưu hình ảnh, video,…

  • Nén code website

  • Các thủ thuật khác để website load tốt hơn từ kỹ thuật

Công cụ kiểm tra:

  • Chúng ta dùng Page Speed Insights của Google để kiểm tra.

  • Tự trải nghiệm trên các thiết bị và địa lý khác nhau.

Chúng ta xem thông báo của Google Speed sau đó tối ưu từng phần cho website. Nếu không rõ các bạn có thể nhờ bộ phận kỹ thuật tối ưu.

16. Mobile Friendly

Mobile frendly – giao diện thân thiện với di động giờ là một yếu tố bắt buộc với website.

Một là chúng ta thiết kế website có luôn giao diện responsive. Hai là chúng ta dùng AMP để cài và tối ưu.

Chúng ta vào https://search.google.com/test/mobile-friendly để kiểm tra tính thân thiện với điện thoại của page web.

Khi kiểm tra xong và được thông báo như trên là website đã tối ưu thân thiện với di động.

17. Khai báo tracking, schema

Đây là yếu tố liên quan một chút đến bài hôm trước phần Schema. Khi chúng ta tạo xong nội dung chúng ta cần định nghĩa nội dung để Google hiểu.

Vậy nên chúng ta cần đưa mã code schema vào. Để hiểu rõ hơn các bạn đọc nội dung của Google hướng dẫn các nội dung khác nhau.

Ví dụ trên là đoạn dữ liệu cấu trúc khai báo với Google đây là nội dung báo chí.

Google sẽ index xuất hiện trên kết quả tìm kiếm ở mục báo chí cho người dùng tìm kiếm.

Ảnh trên là phần tin tức được Google index đề xuất cho người dùng tìm kiếm iphone 12.

Tương tự các nội dung về sản phẩm, mua hàng, … đều có mã code schema định nghĩa cấu trúc dữ liệu của nó.

Chúng ta liên hệ với kỹ thuật để tích hợp mã code schema một cách tự động sẽ tốt hơn.

18. Social share – tín hiệu xã hội

Tín hiệu xã hội là các tương tác của người dùng với website trên mạng xã hội như facebook, twetter, linkedin, … và ở các trang review.

Bên cạnh đó traffic thực từ các kênh về website cũng là yếu tố rất quan trọng để Google xếp hạng.

Yếu tố search từ khóa liên quan đến thương hiệu chứng tỏ cho Google thấy thương hiệu đang được nhiều người biết đến.

Để kiểm tra chúng ta sử dụng các công cụ điếm lượt tương tác như sharedcount.com chẳng hạn.

Để đếm lượt truy cập và dặt biệt là từ nguồn tìm trực tiếp tên thương hiệu chúng ta sử dụng Google Analytics hoặc Google Seach Console.

Tóm lại Google vì muốn biết thương hiệu và website có thật hay không nên họ phải theo dõi các tương tác thật.

Chúng ta cũng nắm được rằng SEO không thể tách rời với Marketing và kinh doanh được, mà phải kết hợp với nhau.

19. Các vấn đề khác thuộc Operation

Thẻ canonical: Đây là thẻ để thông báo cho Google biết chỉ có một Links duy nhất là link chính.

Link này là link gốc và nội dung là chuẩn. Các trang khác không index và lấy nội dung của trang gốc.

Việc này sẽ thông báo cho Google biết về trùng lặp nội dung có đủ đích và đừng index trang phụ.

Ví dụ: Trang chính là https://www.thegioididong.com/samsung/ và có thêm trang phụ chạy ads là https://www.thegioididong.com/samsung/?utm_source=googleads

Trang phụ chạy ads có nguồn là Google ads đang trùng nội dung với trang chính; nên trong code html của trang cần có mã canonical để thông báo với Google.

Code thông báo là:

<link rel=”canonical” href=”https://www.thegioididong.com/samsung/“/>

Như vậy Google sẽ không index trang phụ nữa, nó coi như trang này là một phiên bản khác đã được xác nhận.

Google sẽ không phạt website về việc bị trùng nội dung nữa.

Các yếu tố Onpage SEO thuộc phần vận hành website chúng ta tìm hiểu ở bài SEO #5 Kiểm tra và tối ưu vận hành Website nhé!

Tổng kết

Như vậy chúng ta đã hoàn thành bài số #7 nói về SEO Onpage nội dung sau xuất bản.

Bài này là nội dung rất quan trọng, có một số kiến thức kỹ thuật nếu không rõ chúng ta có thể nhờ bộ phận kỹ thuật thực hiện.

Hẹn gặp các bạn ở bài kế tiếp!

Last updated