Tối ưu Entity Website
SEO #6: Tối ưu Entity Website. Nói về Entity SEO gồm những gì và làm thế nào để tối ưu Entity cho website (thương hiệu).
A. Khái quát về Entity
Nghĩa của từ Entity là thực thể, thực là có thực và thể là một vật thể, cơ thể, thương hiệu, cá nhân tồn tại.
Tóm lại, chúng ta hình dung Entity đánh vào việc giúp Google nhận ra một cái gì đó, một công ty nào đó là có thật.
1. Entity SEO là gì?
Entity SEO là cách chúng ta tối ưu website (thương hiệu) làm sao cho Google xem nó là một tổ chức hay doanh nghiệp có thực.
Về cơ bản, dùng cách nào chưa biết, chỉ cần bạn hoạt động kinh doanh và tương tác cộng đồng mạnh là Google đã đánh giá bạn có thực.
Như vậy, Entity SEO cô đọng lại là công việc chúng ta xây dựng một doanh nghiệp trên internet với các manh mối kết nối lại để giúp Google nhận ra.
2. Vì sao cần thực hiện Entity SEO?
Thứ nhất vì Google với các thuật toán mới nhất là trí tuệ nhân tạo và liên kết định nghĩa tất cả mọi thứ trên internet.
Entity SEO đi theo hướng SEO bền vững, đó là việc xây dựng thương hiệu hiện diện sâu rộng nên chắc chắn Google sẽ rất thích.
Mặt khác, để hạn chế thông tin rác tin không chuẩn xác thì Google cần tính xác thực, và điều đó cần chứng minh qua Entity.
Thứ hai là SEO ngày càng khó và cạnh tranh trên internet rất cao, bắt buộc chúng ta cần có chiến thuật SEO mới hơn.
Chúng ta không thể spam như ngày xưa nữa mà phải xây dựng SEO nằm trong Marketing, kinh doanh bài bản.
Tóm lại phải xây dựng thương hiệu và có khách hàng thật thì Google mới tin tưởng bạn.
3. Tối ưu Entity SEO như thế nào?
Tối ưu Entity SEO không quá phức tạp, có một chút kỹ thuật và từ đó theo định hướng đó để thực hiện.
Đầu tiên là xây dựng các mạng lưới nhận diện danh tính có thực như: Các công cụ của Google:
Google My Business, Maps; Webmaster; Google Analytics; Social Network; Blog 2.0; Social Bookmark.
Tiếp theo là tín hiệu từ khách hàng: Đó là review của khách hàng trên các trang social network; rating trên website.
Truy cập vào website từ khách hàng, Độ hiện diện rộng rãi của thương hiệu ở mọi nơi trên inernet.
Cuối cùng là cần xây dựng nội dung ở tất cả các kênh kết nối từ website chính đến các kênh khác theo hướng Semantic keywords và Thematic content để làm nội dung có độ sâu và chất lượng.
4. Khi nào cần tối ưu Entity SEO?
Có thể nói tối ưu Entity SEO phải thực hiện ngay từ ban đầu trong kế hoạch làm SEO website.
Từ nghiên cứu từ khóa chúng ta đã phải tìm những từ khóa Semantic và xây dựng cụm chủ đề chuẩn.
Sau đến bước xác thực social network, links building đều cần Entity là định hướng để thực hiện.
Cụ thể làm như thế nào tôi sẽ trình bày rõ hơn ở mục B: Hướng dẫn tối ưu.
5. Ai là người thực hiện Entity SEO?
Entity SEO cần được giải thích cho cả bộ phận Marketing hiểu để cùng nhau thực hiện từ đầu.
Như vậy nó sẽ có tính cộng hưởng cao và nhanh chóng xây dựng được uy tín với Google trên internet.
Ngoài Marketing thì bộ phận kỹ thuật sẽ cùng tích hợp một số đoạn mã Schema vào website để chứng thực.
Ngoài ra họ còn xây dựng các hệ thống tương tác với khách hàng như review, rating, comment và cho google lấy dữ liệu.
Tóm lại Entity SEO là một chiến lược tổng thể để SEO thành công trong giai đoạn mới hiện nay.
Chúng ta nắm được chiến lược này coi như đã thắng được 50% só với đối thủ trên internet rồi.
B. Hướng dẫn tối ưu Entity SEO
Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn từng hạng mục để xây dựng và liên kết các yếu tố câu thành nên Entity.
1. Xây dựng mạng xã hội Social Network
Việc này thì quá đơn giản rồi phải không ạ? Chúng ta tiến hành các bước cụ thể như sau:
Đầu tiên chúng ta soạn thông tin hồ sơ doanh nghiệp, thương hiệu đầy đủ. Tên, mô tả, logo, sản phẩm dịch vụ.
Chúng ta tạo hồ sơ trên các trang social như: Facebook, Youtube, Twitter, Linkedin, Instagram, … Càng nhiều càng tốt.
Chúng ta làm nội dung, kéo người dùng tương tác trên các trang này
Sau đó chúng ta liên kết website với các kênh này và ngược lại
Chúng ta sử dụng mã Schema để đưa vào website để chính thức kết nối
Khai báo thông tin website lên Google Search Console để Google quét dữ liệu nhận diện
Google quét xong thì sẽ có thông báo phản hồi là đã kết nối
Cụ thể mẫu Schema chèn links social liên kết cần đúng với chủ đề website của bạn. Bạn nghiên cứu thêm ở website của Google ở đây >>
Xem mẫu schema mẫu của tôi ở đây >>
Chúng ta kiểm tra dữ liệu cấu trúc ở đây https://search.google.com/test/rich-results
Google sẽ thông báo đủ điều kiện khi bạn thêm code schema đúng và đầy đủ.
Nếu bạn không biết đưa code vào website như thế nào thì hãy nhờ trợ giúp từ kỹ thuật nhé!
2. Xây dựng hệ thống blog network
Hệ thống blog network là các trang cho tạo nội dung miễn phí như blogspot, wordpress blog, medium, sites.google.com, tumblr, …
Chúng ta viết nội dung trên các trang này như một website có nội dung chất lượng cao.
Các content mở rộng ngoài trang website chính chúng ta viết trên các trang này. Sau đó chúng ta có thể links về website chính.
Không nên dùng nội dung kém chất lượng hay copy lại từ website chính.
3. Xây dựng Google My Business, Maps
Chúng ta vào https://www.google.com/intl/vi_vn/business/ để tạo trang doanh nghiệp của bạn.
Sau đó chọn tạo nhóm mới: Bạn đặt thế nào cũng được, theo nhóm kinh doanh hay cùng mục chủ đề.
Sau đó chúng ta nhập vị trí của doanh nghiệp theo hướng dẫn từng bước.
Sau cùng chúng ta cần xác minh địa chỉ là thật.
Cuối cùng chúng ta có thông báo về sự xuất hiện của thương hiệu trên Google.
Nếu bạn không xác nhận địa chỉ qua tin nhắn được thì đổi số điện thoại khác xem nhé.
Khi search thông tin trên Google chúng ta có ngay sự xuất hiện của website, hình ảnh, bản đồ, …
4. Hiện diện trên các trang reviews, bookmark
Tiếp theo chúng ta đăng website và thông tin trên các trang review địa điểm, danh mục cùng ngành, trang vàng, …
Ví dụ như nhà hàng hay công ty du lịch có thể đưa hồ sơ lên các trang booking để nhận review.
Tương tự có thể tạo hồ sơ và đưa lên các trang về design như dribble, behance, pinterest,…
Tóm lại tùy theo ngành nghề kinh doanh là gì, hãy đưa hồ sơ lên và kéo tương tác càng nhiều càng tốt.
5. Tăng tín hiệu phản hồi xã hội với thương hiệu
Tín hiệu phản hồi với thương hiệu là tín hiệu như review, comment, like, share, ghim vào trình duyệt, …
Các tín hiệu này có thể xuất hiện trên Social Network, Bookmark, Google Maps, … để Google biết là có người dùng thực tương tác với thương hiệu.
Cuối cùng là bạn cố gắng kéo traffic và đẩy lượt search tên thương hiệu trên Google, điều này là bằng chứng chứng thực quan trọng hơn cả.
6. Tối ưu SEO theo Semantic keywords & Thematic content
Semantic là ngữ nghĩa, để có độ chuyên sâu trong nội dung website chúng ta bắt buộc phải sử dụng từ khóa ngữ nghĩa.
Ở bài lên kế hoạch nội dung và bài tìm từ khóa tôi đã nói kỹ hơn về từ khóa này, các bạn xem lại bài trước nhé.
Thematic content là nội dung theo chủ đề, đây là định hướng content theo Google. Bản chất Google muốn định nghĩa mọi thứ theo chủ đề thật rõ ràng và phân mục ra.
Khi làm content chúng ta cần sử dụng từ khóa ngữ nghĩa Semantic và từ khóa ẩn Phantom để xây dựng nội dung có độ sâu và chất lượng.
Hãy hình dung một bài viết trên wikipedia, chúng ta sẽ biết cách xây dựng content chất lượng và có tính liên kết định nghĩa.
Khi bài viết hay nội dung đảm bảo tính chuyên sâu như vậy thì Google chứng nhận độ trust chuyên gia, xác thực nó.
Tổng kết
Như vậy chúng ta đã hoàn thành nội dung thứ sau nói về tối ưu Entity SEO. Phần này vừa mang tính chiến lược SEO vừa mang tính chiến thuật triển khai.
Bài này có nhiều kiến thức vê kỹ thuật nếu không rõ các bạn có thể yêu cầu trợ giúp từ bộ phận kỹ thuật.
Hẹn gặp các bạn ở nội dung kế tiếp!
Last updated