Văn hóa Doanh nghiệp

Chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao cần xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp, vì sao cần xây dựng VHDN? các loại hình VHDN điển hình?

Qua nội dung về OKRs là gì? chắc chúng ta cũng đã biết được rằng OKRs chỉ thực sự hữu dụng nếu doanh nghiệp có một văn hóa mở và thúc đẩy động lực.

Nội dung này chúng ta bàn về vì sao cần văn hóa DN? cách xây dựng?

Vì sao lại cần Văn hóa Doanh nghiệp?

Văn hóa DN mà chúng ta đang trao đổi tạm được gọi là văn hóa có tính tích cực nhiều hơn, tức là nó góp phần tạo ra sự động lực tăng trưởng.

Có một số điều khiến cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cần thiết.

Thứ nhất: Chúng ta cần quản trị chứ không chỉ quản lý

Không có cách quản lý nào là hoàn hảo, chỉ có cách để nhân viên đi theo một văn hóa nhất định để họ tự quản lý.

Quản lý không bao quát hết được tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp mà cần một thói quen chung để vận hành.

Thứ hai: Không bao giờ có đủ quy trình để làm hết mọi việc, lường hết rủi ro

Thực tế không thể tạo ra hàng triệu quy trình yêu cầu nhân viên thực hiện theo được, chúng ta biết rằng môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, nên bắt buộc cần phải có văn hóa để nhân viên vận hành theo.

Thứ ba: Sự tăng trưởng nhanh không thể ép buộc mà phải kích thích động lực

Chúng ta không thể dùng quản lý để tạo ra động lực, chúng ta cần quản trị mà cốt lõi là xây dựng văn hóa sáng tạo cao.

Một doanh nghiệp không ngại thử nghiệm và cho ra sản phẩm sáng tạo mới không chỉ nhờ quản lý, nó là một thói quen như văn hóa.

Có những loại hình Văn hóa Doanh nghiệp nào?

Có một số văn hóa doanh nghiệp mà có thể bạn cũng đã hình dung ra.

  • Đầu tiên là văn hóa mở - dân chủ: Tất cả các thông tin, chương trình đều được công khai dân chủ. Có thể nói đây là văn hóa "open" mở để mọi nhân viên đều sáng tạo. OKRs và chiến lược tăng trưởng tổng thể thích hợp trong môi trường găn hóa này.

  • Thứ hai là văn hóa tập trung: Tức là mọi thông tin đều chạy về đầu não CEO, CEO phải tự quyết mọi thứ. Văn hóa này không được tốt lắm, vì khả năng phân quyền kém và chậm trong phản ứng. Nếu mà CEO lãnh đạo quan liêu thì rất nguy hiểm.

  • Văn hóa quan liêu chậm chạp: Đây là điển hình cho các cơ quan kiểu "điếu đóm", có thể do lãnh đạo ban đầu đã tạo ra một văn hóa không có động lực làm việc, sợ việc, sợ trách nhiệm.

Tựu chung lại, để tăng trưởng và thích ứng nhanh tốt nhất hãy xây dựng một văn hóa mở, để mọi nhân viên đều có thể đóng góp ý tưởng và công sức thúc đẩy doanh nghiệp đi lên.

Văn hóa tốt bắt đầu từ nền tảng ban đầu tốt mà quan trọng nhất là từ đội ngũ lãnh đạo chính trực, làm việc nhiệt tình và mục tiêu lớn.

Cách xây dựng một Văn hóa Doanh nghiệp mở

Xây dựng văn hóa thực sự khó, vì chúng ta không thực sự nắm được các thành tố cấu thành nó.

Đầu tiên văn hóa bắt đầu từ giá trị mà tổ chức theo đuổi

Hãy định nghĩa doanh nghiệp thật rõ ràng, có mục tiêu lớn để kéo cả công ty đi theo.

Chúng ta sẽ áp dụng cơ chế hình thành thói quen để xây dựng thói quen cho doanh nghiệp --> tổ chức có văn hóa đặc trưng.

  1. Xác định cá tính cốt lõi của doanh nghiệp: Tính mở, giúp đỡ đồng đội, sáng tạo, thử nghiệm, chính trực, ...

  2. Xây dựng các chương trình để nhân viên đi theo: Tổ chức các chương trình sáng tạo trong công ty, xây dựng cách lãnh đạo quản lý chính trực,..

  3. Thưởng cho các cá nhân tập thể hoàn thành tốt: Tuyên dương và đánh giá thành công của tập thể

Văn hóa như là thói quen của tập thể, nó tự lái-điều hành công việc hàng ngày => "thói quen" đám đông.

Để hình thành được thói quen của đám đông-tập thể cần có những điều kiện sau:

  • Sự ý thức làm gương của các trưởng nhóm, lãnh đạo

  • Thúc đẩy động lực nhóm + thành viên

  • Áp dụng mô thức tạo thói quen theo công thức dưới => design các event sự kiện kích thích tạo thói quen.

Thúc đẩy văn hóa lãnh đạo trong tổ chức

Mỗi thành viên đều là người lãnh đạo: Tức là người đưa ra ý tưởng - giải pháp - kéo sự thu hút từ cty và thành viên để hoàn thành công việc

Các thành viên ý thức được việc hành động và giải pháp thay cho việc chỉ suy nghĩ hay idea sáng tạo đơn thuần

Thực hiện hành động quản trị nhiều hơn là quản lý

Các trưởng nhóm/lãnh đạo cần quản trị để thúc đẩy động lực thay vì chỉ ngồi một chỗ đẩy theo kiểu KPI. Chuyển sang sử dụng OKRs.

Lãnh đạo cần làm gương cho thành viên về động lực làm việc

Tách bạch giữa việc họp và educate => họp chỉ cần thời gian ngắn mang tính chất bàn giao (agile + scrum); educate mang tính chất chỉ tay và huấn luyện

Tổ chức các hoạt động văn hóa để kết nối thành viên trong công ty

Bộ phận hành chính và lãnh đạo cần hiểu rõ về sáng tạo hay kiến tạo

Cần có mục tiêu và giá trị cốt lõi về văn hóa của doanh nghiệp

Các thành viên toát lên văn hóa cốt lõi đó => sẽ chuyển giá trị đó vào sản phẩm dịch vụ của cty

Khách hàng cảm nhận được văn hóa cốt lõi qua trải nghiệm sản phẩm dịch vụ => cảm nhận được hình ảnh thương hiệu => có thương hiệu

Như vậy, xây dựng văn hóa chính là xây dựng thương hiệu từ cốt lõi

Chúng ta vừa tìm hiểu qua về Văn hóa Doanh nghiệp và cách xây dựng từ cốt lõi, đó là xác định cá tính theo đuổi và lãnh đạo thúc đẩy động lực nhân viên đi theo.

Last updated