Cấu trúc Website

SEO #3: Định hình cấu trúc Website. Nội dung hôm nay là về cấu trúc website trong phạm vi hẹp là lĩnh vực SEO và dành cho những người làm Marketing.

A. Tổng quan về cấu trúc website

Cấu trúc website rất quan trọng cho cả khách hàng và Google, sau khi nghiên cứu từ khóa xong thì chúng ta cần tối ưu ngay.

Việc lên cấu trúc cần làm từ đầu và duy trì sự ổn định này. Không nên thay đổi cấu trúc nhiều sẽ ảnh hưởng đến Google và gây sốc cho khách hàng.

1. Cấu trúc Website là gì?

Cấu trúc Website là một dạng cấu trúc sơ đồ các mục được phân loại một cách rõ ràng ở Top Menu và các vùng khác trên website.

Khi chúng ta thường thấy các trang về tin tức hay thương mại điện tử có menu các mục từ lớn đến nhỏ rất logic thì tức là website đã cấu trúc tốt.

Một website có Top Menu có cấu trúc Silo như trên sẽ giúp người dùng tìm thông tin rất dễ.

2. Lên cấu trúc Website để làm gì?

Có hai mục đích quan trọng nhất của việc lên cấu trúc Website tốt trong SEO là:

Dẫn dắt khách hàng đi đến nơi cần đến và tìm được thông tin nhanh chóng dễ dàng.

Hai là giúp Google định hình được bản đồ Website và các nội dung quan trọng nhất.

Tóm lại cấu trúc web là cái la bàn định hướng cho cả khách hàng và công cụ tìm kiếm.

3. Khi nào cần lên cấu trúc Website?

Có hai thời điểm quan trọng nhất để lên cấu trúc Website là:

Lúc chuẩn bị thiết kế website mới, lúc này cần có sơ đồ và cấu trúc từ Menu, Sidebar, Footer và sơ đồi phễu UX đầy đủ.

Hai là lúc Audit (kiểm tra lại) website để thực hiện SEO cũng cần lên cấu trúc chuẩn để Google và người dùng hiểu.

4. Lên cấu trúc Website như thế nào?

Để lên được cấu trúc website chúng ta căn cứ vào phễu chuyển đổi người dùng từ tiếp xúc đến bán hàng.

Hai là căn cứ vào sơ đồ Links với độ ưu tiên khác nhau để đưa links đặt vào đúng chỗ.

Ví dụ như Links cần SEO để ở Top Menu và muốn khách hàng click vào.

Chúng ta sử dụng bất cứ công cụ gì để vẽ sơ đồ ra và yêu cầu design phác họa lại.

Sau đó bên kỹ thuật lập trình sẽ làm theo sơ đồ (mockup) của chúng ta.

5. Ai là người phải lên cấu trúc Website?

Thông thường thì có hai người chịu trách nhiệm cho việc lên cấu trúc website.

Một là người làm mô tả lập trình web (thường gọi là BA) vẽ sơ đồ mockup ban đầu gửi kỹ thuật.

Hai là những người làm Digital Marketing muốn thực hiện SEO cho website lên top Google.

Tùy vào cơ cấu của công ty mà ai là người làm và tương tác với kỹ thuật để xử lý.

B. Có những loại cấu trúc Website nào?

Để cho dễ nắm bắt thì chúng ta chỉ cần nhớ hai loại cấu trúc cơ bản nhất là Silo và hai là loại khác Silo.

Có một điều thú vị là Silo giúp phân mục và quản lý tốt nhưng trong doanh nghiệp bạn nên chú ý có thể nó gây cản trở giao tiếp phòng ban.

1. Cấu trúc Silo

Cấu trúc Silo là dạng cấu trúc các thư mục được phân bố theo cấp bậc từ to đến nhỏ, trên xuống dưới một cách logic.

Silo giúp cho chúng ta hiểu về website một cách nhanh chóng. Trong tổ chức, Silo giúp chúng ta hiểu sơ đồ phòng ban rõ ràng.

Trong website, cấu trúc Silo giúp người dùng và Google hiểu nhanh chóng các ngõ ngách đường đi.

Trong website thương mại điện tử, cấu trúc Silo rất quan trọng vì dữ liệu sản phẩm rất nhiều.

2. Cấu trúc khác tùy chỉnh

Cấu trúc khác tùy chỉnh là dạng cấu trúc tự thiết kế, không theo quy chuẩn mẫu logic nhất định.

Các website nhỏ có ít thông tin hoặc thông tin không đa dạng thường theo dạng cấu trúc này.

Bạn có thể thấy các công ty Start-up đa phần không theo cấu trúc Silo, họ cần sự tương tác nhanh chóng để làm việc.

Cấu trúc theo mạng lưới Links là cách hình dung cấu trúc website theo các đường dẫn links trong website.

Ví dụ: Links hompage –> Links danh mục –> Links sản phẩm –> Links tin tức

Tùy theo cơ cấu muốn dồn sức mạnh của links vào page hay post nào mà chúng ta điều chỉnh như vậy.

Cấu trúc links nội bộ, links thoát và backlinks chúng ta sẽ bàn chi tiết vào các bài viết sau.

4. Dữ liệu có cấu trúc và schema

Cuối cùng là dữ liệu cấu trúc: Đa phần dữ liệu internet không có cấu trúc và phải định nghĩa bằng gắn tag nhãn.

Khi website của chúng ta định nghĩa các dự liệu – tức là đưa code schema vào thì sẽ được Google ưu tiên rất nhiều.

Ví dụ: Thế giới di động gắn thẻ nhãn sản phẩm: tên, màu sắc, giá cả, chủng loại, nhãn hiệu, nhận xét, … thì Google vào lọc thông tin dễ dàng hơn.

Qua đó Google đưa thông tin cho người dùng một cách hữu ích hơn nhờ đã được phân loại định nghĩa.

Bài hôm trước chúng ta nghiên cứu các từ khóa Semantic cũng liên quan đến phần dữ liệu cấu trúc này.

C. Phễu Marketing/Sale cần nắm

Ngoài việc lên cấu trúc website logic rõ ràng được Google ưu tiên thì vẫn còn một mục tiêu khác.

Đó là cấu trúc tốt sẽ dẫn dắt người dùng đi theo phễu Marketing/sale, từ đó tăng chuyển đổi bán hàng.

Đây cũng là mục tiêu quan trọng nhất, có traffic truy cập website nhưng phải bán được hàng.

1. Phễu Marketing và cấu trúc Website

Phễu Marketing/Sale là một phễu chỉ đường đi của khách hàng từ lúc tiếp xúc đến lúc mua và trải nghiệm sản phẩm dịch vụ.

Các tập khách hàng được chạy qua từng giai đoạn của phễu và có các tỷ lệ chuyển đổi.

Làm Digital Marketing tốt thì phải hiểu rõ phễu chuyển đổi của mình, nếu không sẽ rất mông lung trong lúc làm.

Về cơ bản cấu trúc website phải bám theo phễu Marketing để đưa links vào những nơi quan trọng cần đưa.

2. Hành trình và điểm chạm khách hàng

Để dẫn dắt và chăm sóc khách hàng tốt hơn, chúng ta còn có một sơ đồ điểm chạm của khách hàng.

Website cũng đi theo sơ đồ này từ page này qua page khác từ đó tối ưu trải nghiệm khách.

Trải nghiệm tốt thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao, từ đó mục tiêu bán hàng được đáp ứng.

Hành trình của khách hàng được sử dụng trong thiết kế phần mềm rất nhiều. Các công ty đặt trọng tâm vào khách hàng cũng sử dụng.

3. Tối ưu Marketing/SEO chuyển đổi

Một ý nghĩa của cấu trúc Website đó là tối ưu chuyển đổi của SEO, SEO conversion.

Thay vì mục tiêu là SEO lên top, thì hãy đổi qua SEO phải chuyển đổi và bán hàng tốt.

Điều này hoàn toàn có thể làm được vì nó hợp logic với thuật toán Google và hành vi của người dùng.

Ví dụ như nội dung tốt và có links đúng hướng từ Pre Landing (kích hoạt nhu cầu) đến Landing page (bán hàng) sẽ tăng tỷ lệ mua hàng lên cao hơn.

Điều này sẽ giúp cho chuyên viên SEO làm việc tốt và đồng điệu với bộ phận Digital Marketing của mình.

D. Hướng dẫn chi tiết lên cấu trúc Website

Phần này mình sẽ hướng dẫn lên cấu trúc Web mà cụ thể là phân mục các cấp ở các vị trí trên Website.

1. Cấu trúc Silo ở Top Menu

Phần top menu là phần quan trọng nhất của website, đây là nơi điều hướng website mạnh nhất.

Có thể nói, đây là trung tâm để rót links đi khắp nơi website, vậy nên chúng ta chú ý:

Để links quan trọng cần SEO vào danh mục menu website

Để links cần khách hàng click đi theo để dẫn dắt khách hàng và cho họ dễ dàng tìm thông tin

Để ô search tìm kiếm thông tin và có từ khóa đề xuất để khách click nhanh chóng.

Chúng ta sử dụng Excel hoặc phần mềm vẽ để lên một cấu trúc Web phù hợp theo các ý định trên.

Sau khi vẽ cấu trúc xong chúng ta gửi bộ phận kỹ thuật đưa vào tài liệu thiết kế web để họ chỉnh sửa.

2. Cấu trúc Silo ở Sidebar

Thông thường cấu trúc Silo ở Sidebar giúp cho người dùng dễ dàng tìm và điều hướng thông tin dễ dàng.

Cấu trúc ở Sidebar thường áp dụng ở các trang như tin tức, tài liệu, sản phẩm để tick/click vào thư mục.

Tương tự top menu, chúng ta vẽ sơ đồ và thông tin để gửi kỹ thuật điều chỉnh.

Phần chân website chúng ta để các links thông tin doanh nghiệp, liên kết mạng xã hội, và cách Links cần SEO.

Phần links này không quá quan trọng cần khách hàng click mà chủ yếu là thông tin bổ trợ.

Phần links này có thể liên kết backlinks với các website khác để đẩy sức mạnh links và liên quan với nhau.

Cấu trúc Links trong content website là links giữa các nội dung bài viết, các page post với nhau.

Cấu trúc này cần được thiết kế theo quá trình tạo nội dung để biết được links nào cần ưu tiên SEO và là trang chốt bán hàng.

Cấu trúc links này rất quan trọng trong tối ưu onpage website, cụ thể chúng ta sẽ làm rõ hơn trong bài tối ưu Onpage Links.

5. Cấu trúc dữ liệu Schema trong website

Phần cuối cùng là phần cấu trúc dữ liệu, đây là phần khá quan trọng trong SEO.

Việc mô tả dữ liệu có cấu trúc giúp Google lấy thông tin và đề xuất lên Google search thuận tiện đơn giản hơn.

Để được đề xuất lên Google tìm kiếm, chúng ta cần mô tả các comment trên theo schema.

Chúng ta thấy Google đã hiển thị thông tin xếp hạng và đánh giá của người dùng trên website.

Tổng kết

Như vậy chúng ta đi hoàn thành bài thứ 3 trong chuỗi bài viết về SEO dành cho các bạn chưa biết nhiều về SEO.

Bài này không có quá nhiều kiến thức nhưng rất quan trọng quyết định việc SEO có thành công hay không.

Ngoài ra nó còn quyết định việc làm Marketing và bán hàng theo phễu tốt không.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo nói về kế hoạch nội dung.

Last updated