Audit & Operation

SEO #5 Kiểm tra và tối ưu vận hành Website.

Bài học hôm nay không quá dài nhưng có nhiều kiến thức kỹ thuật tối ưu. Nếu các bạn hiểu nhiều thì hãy yêu cầu bộ phận kỹ thuật trợ giúp nhé.

Thông thường team Product phụ trách Development sản phẩm sẽ nhận yêu cầu và làm theo yêu cầu của Marketing/Sale.

A. Tổng quan về vận hành (operation) Website

Tối ưu về mặt vận hành (operation) website rất quan trọng. Nó quyết định độ hài lòng về trải nghiệm của người dùng đối web/app.

Trong phạm vi SEO, chúng ta sẽ chỉ nhấn mạnh đến vận hành mang lại lợi ích trực tiếp cho SEO, Google, và người dùng.

1. Vận hành Website là gì?

Vận hành operation website là cách chúng ta tối ưu và điều hành một website sao cho nó đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng và Google.

Ví dụ như có 1.000 vào website một lúc xem livestream thì chúng ta phải làm thế nào cho website vẫn chạy mượt mà.

2. Audit Website là gì?

Audit website là cách chúng ta kiểm tra lại website theo checklist xem web đã đạt được các tiêu chuẩn nhất định chưa.

Ở đây chúng ta Audit SEO là chủ yếu, chúng ta đi từng bước để Audit theo tiêu chuẩn của Google để tối ưu SEO.

3. Khi nào cần Audit Website và tối ưu vận hành?

Website cần Audit tối ưu vận hàng mọi thời điểm để có thể đáp ứng được yêu cầu của người dùng.

Bên cạnh đó, cần tối ưu theo update của Google thường xuyên. Google update thông tin qua đây >>

Nhưng quan trọng nhất là cần Audit và tối ưu hoàn chỉnh cơ bản vận hành lúc chúng ta bắt đầu dự án SEO.

4. Audit và tối ưu vận hành như thế nào?

Audit và tối ưu vận hành chúng ta phối hợp với bộ phận kỹ thuật để làm việc theo check list đã có.

sheet operation trong SEO Plan chúng ta có check list để kiểm tra tối ưu mặt vận hành website.

Theo thứ tự chúng ta sẽ kiểm tra từng phần của website, lên mô tả cần chỉnh sửa và gửi bộ phận kỹ thuật.

5. Ai là người Audit và tối ưu vận hành Web?

Nhân viên SEO là người phải check Audit website xem web đang tối ưu vận hành ở mức độ nào.

Sau đó mô tả rõ ràng từng phần phải tối ưu lên file document, họ làm việc với lập trình viên để giải quyết các vấn đề.

Nếu team sản phẩm có đầy đủ thành viên thì Product Manager sẽ là người quan tâm đến vấn đề này và làm việc với SEOer.

Sau đó PM sẽ gửi yêu cầu cho Developer làm việc để tối ưu website – chính là việc tối ưu sản phẩm.

B. Tối ưu vận hành Website theo checklist

Chúng ta cùng đi chi tiết theo từng hạng mục để tối ưu vận hành website. Các bạn xem lại sheet operation trong SEO Plan để theo dõi nhé!

1. Tối ưu tốc độ load Web

Đầu tiên là chúng ta sẽ kiểm tra tốc độ tải trang của website. Chúng ta kiểm tra tất cả các page/post trên website và đưa ra mô tả chỉnh sửa nếu chưa tối ưu.

Để check tốc độ tải trang chúng ta vào trang google.com/speed/pagespeed/insights/ để kiểm tra.

Sau đó theo hướng dẫn của Google để tối ưu website.

Chúng ta cần chú ý mục tiêu website load dưới 3 giây, theo một nghiên cứu của Adobe thì nếu web load hơn 3 giây thì 50% khách sẽ rời website ngay.

Bạn có thể tối ưu lại hình ảnh bằng cách nén ảnh nhẹ hơn và kích thước phù hợp hơn.

Các mục cần tối ưu khác cần can thiệp code web bạn nhờ bộ phận kỹ thuật sẽ dễ dàng hơn.

Từ khóa để gửi kỹ thuật là: Tốc độ load đang ở mức này, cần tăng tốc độ lên mức mới này để họ tối ưu.

2. Tối ưu AMP và responsive mobile

Tiếp theo là chúng ta tối ưu AMP và giao diện trên điện thoại thông minh. AMP là viết tắt của Accelerated Mobile Pages.

Nếu bạn có trang tin tức thì nên dùng AMP để tối ưu lại giao diện trên mobile của trang. Trang sẽ load nhanh hơn rất nhiều và tối ưu cho người đọc.

Trên wordpress có các plugin AMP, chỉ cần cài và kích hoạt. Sau đó chọn phần page/post cần chuyển sang AMP là ok.

Nếu website của bạn nhiều page hơn thì bạn nên phối hợp với bộ phận kỹ thuật design tất cả các trang đảm bảo có giao diện mobile.

Hiện này làm giao diện mobile rất dễ dàng, chỉ cần dùng bootstrap để tối ưu giao diện là được.

Nếu website không có giao diện mobile thì chắc chắn Google sẽ đánh giá rất thấp trang web của bạn.

3. Tối ưu https và bảo mật

Tối ưu HTTPS, viết tắt của Hypertext Transfer Protocol Secure. Hay có thể gọi là cài đặt SSL cho website.

Mục đích là để mã hóa thông tin, nếu website lấy thông tin của khách hàng như đăng ký form thì cần phải có.

Có thể nói https giờ là tiêu chuẩn gần như là bắt buộc Google yêu cầu đối với website rồi.

Việc cài đặt SSL khá đơn giản, chỉ cần vào hosting kích hoạt. Nhưng nếu bạn chưa rõ thì yêu cầu bộ phận kỹ thuật trực tiếp thực hiện.

4. Tối ưu Sitemap Website

Tiếp theo, chúng ta cần có sitemap cho website. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin và Google dựa theo để index nội dung.

Chúng ta nhờ bộ phận kỹ thuật tạo sitemap cho website hoặc tự tạo bằng cách lên google search create sitemap website và dùng một website trung gian để tạo.

Sau khi tạo xong sitemap thì chúng ta sẽ tải lên hosting và lấy links đăng ký vào trang https://search.google.com/search-console/sitemaps

Đợi Google đọc sitemap và index các links page/post cho chúng ta.

Sitemap là yếu tố không thể thiếu vào thời điểm hiện tại, hãy sử dụng ngay nhé các bạn.

5. File Robots.txt và Google Bot

Tập tin Robots.txt cho phép hoặc chặn Google Bot thu thập và hiển thị thông tin lên Google Search.

Đây là bản hướng dẫn cho Google Bot cách làm việc lấy dữ liệu trên website của bạn.

Nếu chưa hiểu rõ về cách sử dụng tập tin này đăng tải lên web thì các bạn nhờ bộ phận kỹ thuật thực hiện nhé.

6. Tối ưu dữ liệu cấu trúc, schema

Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về dữ liệu cấu trúc mà Google yêu cầu cần có để phân loại định nghĩa nội dung.

Các bạn có thể tìm hiểu thông qua tài liệu hướng dẫn của Google ở đây >>

Để hiện thị hình ảnh, rating, … như hình trên thì chúng ta phải dùng code định nghĩa cho Google hiểu.

Đoạn code schema:

<html>
  <head>
    <title>Apple Pie by Grandma</title>
    <script type="application/ld+json">
    {
      "@context": "https://schema.org/",
      "@type": "Recipe",
      "name": "Apple Pie by Grandma",
      "author": "Elaine Smith",
      "image": "http://images.edge-generalmills.com/56459281-6fe6-4d9d-984f-385c9488d824.jpg",
      "description": "A classic apple pie.",
      "aggregateRating": {
        "@type": "AggregateRating",
        "ratingValue": "4.8",
        "reviewCount": "7462",
        "bestRating": "5",
        "worstRating": "1"
      },
      "prepTime": "PT30M",
      "totalTime": "PT1H30M",
      "recipeYield": "8",
      "nutrition": {
        "@type": "NutritionInformation",
        "calories": "512 calories"
      },
      "recipeIngredient": [
        "1 box refrigerated pie crusts, softened as directed on box",
        "6 cups thinly sliced, peeled apples (6 medium)"
      ]
    }
    </script>
  </head>
  <body>
  </body>
</html>

Thông thường mã dữ liệu cấu trúc được tự động tạo ra khi chúng ta tạo page, post mới trên website.

Tùy vào website bạn có chủ đề nội dung là gì để dùng các mã code schema tương ứng để định nghĩa.

Phần này tương đối khó với các bạn SEOer mới, các bạn nên nhờ bộ phận kỹ thuật trực tiếp làm theo yêu cầu của mình.

7. Tối ưu Response Code

Tiếp theo là chúng ta kết hợp với bộ phận kỹ thuật tối ưu phản hồi, điều hướng website.

Có các nội dung như sau:

  • Lỗi 404; Xóa trong Google Search Console hoặc điều hướng lại

  • Chưa có trang 404; Tạo trang 404

  • Lỗi 302; Chuyển hướng 301 hoặc Delete URL nếu ko cần thiết

  • Lỗi 5xx; Xóa hoặc thay đổi URL

Chúng ta làm việc với bộ phận kỹ thuật để tối ưu các yếu tốt kỹ thuật này.

8. Tối ưu Redirect

Cuối cùng là chúng ta tối ưu về Redirect (). Gồm các yếu tố: Chuyển điều hướng từ có www qua non www hoặc ngược lại.

Chúng ta tiếp tục nhờ bộ phận kỹ thuật để thực hiện công việc này.

Tổng kết

Như vậy, tôi đã hướng dẫn cơ bản các yếu tố tối ưu vận hành website sao cho Google yêu thích.

Các yếu tố đều liên quan đến chỉnh sửa thuộc kỹ thuật, các bạn tự làm hoặc yêu cầu bộ phận xây dựng webs trợ giúp nhé!

Last updated